Nếu chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm thì chưa đủ để phát triển thương hiệu mà cần phải tham gia vào Loyalty. Loyalty marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được khách hàng mà không tốn nhiều chi phí. Vậy khái niệm Loyalty là gì? Tầm quan trọng của Loyalty Marketing trong doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng BlueData tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Loyalty là gì?
Loyalty là gì? Loyalty được hiểu là lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm và thương hiệu của công ty bạn. Theo thống kê cho thấy, số lượng sản phẩm được tiêu thụ bởi các khách hàng trung thành luôn gấp 10 lần so với những tệp khách hàng mới.
Dịch vụ khách hàng hoàn hảo sẽ níu giữ lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm và làm tăng giá trị thương hiệu với chi phí rất thấp không cần PR quá nhiều. Khi đã chọn được sản phẩm tốt, sẽ là rất khó để người tiêu dùng chuyển qua sử dụng 1 sản phẩm mới khác thay thế. Bởi vậy trong kinh doanh, Loyalty (hay lòng trung thành) luôn được các doanh nghiệp chú trọng.
Các cấp độ của Brand Loyalty
Cách xây dựng lòng trung thành thương hiệu
- Làm cho chất lượng không thể thương lượng: Chất lượng là yếu tố tiên quyết đầu tiên để khách hàng quyết định sự tin tưởng của mình vào doanh nghiệp. Giữa thị trường cùng bán sản phẩm, dịch vụ giống bạn, điều gì khiến thương hiệu của bạn nổi bật, cho khách hàng thấy đây là sản phẩm đáng để sử dụng. Đặt chất lượng lên hàng đầu không chỉ là cách tăng thêm giá trị cho khách hàng mà còn khẳng định chỗ đứng, sự uy tín trong thị trường ngày càng bão hòa.
- Phát triển kết nối mạnh mẽ: Kết nối với khách hàng là cách để tăng thêm niềm tin giữa người tiêu dùng và thương hiệu. Sự kết nối này thể hiện ở việc, bạn cho khách hàng thấy sứ mệnh, giá trị mà bạn mang tới cho họ là gì. Tại sao bạn muốn bán sản phẩm này? Bạn đại diện cho cái gì? Độ uy tín và tính xác thực của thương hiệu bạn là như thế nào? Bạn muốn nhận diện thương hiệu trên thị trường như thế nào? Khi khách hàng tìm thấy những câu trả lời này, họ sẽ gia tăng sự gắn kết với thương hiệu, tự động trở thành những người lan toả thương hiệu trọn đời.
- Làm cho thương hiệu của bạn nhất quán: Sự nhất quán này thể hiện ở trải nghiệm khách hàng khi bắt gặp thương hiệu của bạn ở bất cứ đâu, cho dù đang xem trang web, lướt qua kênh facebook hay tương tác với nhóm của bạn tại sự kiện trực tiếp. Tính nhất quán xuyên suốt trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu là cách để xây dựng niềm tin với khách hàng. Và là chìa khóa cho lòng trung thành thương hiệu của bạn.
- Tạo ra trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời: Dịch vụ là thứ níu chân khách hàng sau khi họ quyết định mua sản phẩm. Và quyết định họ sẽ còn tiếp tục quay lại với thương hiệu của bạn hay không. Nếu muốn tạo trải nghiệm dịch vụ khách hàng, hãy bắt đầu từ những chi tiết bé nhất. Ví dụ như tạo các chính sách khuyến mãi, đào tạo đội ngũ nhân viên với thái độ chuyên nghiệp, ghi nhận phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ…
- Tạo yếu tố để khách hàng của bạn động lực để tiếp tục quay trở lại: Để duy trì lượng khách hàng thân thiết, bạn cần dành nhiều thời gian và công sức để chăm sóc họ. Có nhiều cách để tăng giá trị cho khách hàng và làm họ cảm thấy được trân trọng như các ưu đãi cho khách hàng thân quen và nhiều chính sách khuyến mãi dịp lế, Tết, …Khách hàng trung thành sẽ giới thiệu bạn với bạn bè của họ và nghiễm nhiên bạn sẽ thu hút lượng khách mới mà không tốn nhiều công sức cũng như chi phí PR.
Lợi ích của lòng trung thành thương hiệu là gì?
7 bước xây dựng lòng trung thành thương hiệu
- Bước 1 – Lên chiến lược tạo dựng thương hiệu
- Bước 2 – Định vị thương hiệu của bạn
- Bước 3 – Xác định tính cách của thương hiệu
- Bước 4 – Truyền tải Brand Story
- Bước 5 – Đánh giá lại tên thương hiệu
- Bước 6 – Lên chiến lược giữ chân khách hàng
- Bước 7 – Xây dựng kiến trúc thương hiệu
0 Comments